Hỗ trợ khách hàng:

097 498 1459

Dich vụ vệ sinh, chăm sóc hộ

Nguyên Nhân Gây Tai Nạn Điện Và Cách Sử Dụng Điện An Toàn


Điện là nguồn năng lượng chủ yếu trong cuộc sống sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, gần đây tại nạn điện xảy ra khá nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tai nạn điện và sử dụng điện như thế nào để đảm bảo an toàn? Cùng TNLengineering.vn tham khảo ngay qua bài viết dưới đây nhé!

An toàn trong việc sử dụng hệ thống điện

Những nguyên nhân gây tai nạn điện

  • Sửa chữa điện khi chưa đóng/ngắt nguồn điện
  • Kiểm tra các thiết bị điện nhưng không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ
  • Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện
  • Sử dụng các thiết bị đang bị rò rỉ điện
  • Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở
  • Tiếp xúc với các phần tử đã được tách ra khỏi nguồn điện nhưng vẫn còn đang tích điện
  • Phóng điện hồ quang khi đóng cắt các cầu dao điện có tải lớn hay khi ngắn mạch,… các tia hồ quang sinh ra có nhiệt độ rất cao. Hồ quang điện sẽ gây bỏng nặng và bỏng sâu đối với những người ở trong phạm vi ảnh hưởng, vết thương này rất khó chữa trị.
  • Vi phạm khoảng cách an toàn với trạm biến thế và lưới điện cao áp. Đối với điện cao áp hay đường dây cao áp, điện sẽ bị phóng ra ngoài không khí, dù bạn chỉ đến gần chứ không tiếp xúc trực tiếp thì vẫn rất nguy hiểm. Ở khoảng cách tiếp xúc đủ nhỏ sẽ có hiện tượng phóng điện cao áp, dòng điện lớn đi qua cơ thể và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Biện pháp sử dụng điện an toàn

Những lưu ý trong quá trình sử dụng điện:

1. Lắp các thiết bị đóng cắt, bảo vệ
Một trong những nguyên tắc an toàn điện đầu tiên mà bạn cần thực hiện đó là lưu ý lắp thiết bị đóng cắt và bảo vệ điện trong gia đình.

- Phải lắp đặt trên dây pha, tốt nhất nên lắp đặt thiết bị bảo vệ đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính.

- Lựa chọn các thiết bị đóng cắt bảo vệ phải phù hợp với công suất sử dụng, có nắp đậy che kín phần mang điện.

- Khi lắp đặt phải lắp thiết bị ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng nhà.

- Nên lắp thêm thiết bị chống rò điện để phòng tránh các sự cố điện nguy hiểm, đặc biệt là những vùng ngập nước.

2. Lưu ý khi lắp đặt thiết bị điện trong gia đình
Để đảm bảo an toàn, cần tiến hành nối đất vỏ kim loại cho các thiết bị dùng điện trong nhà như: tủ lạnh, bếp điện, máy giặt,… để phòng tránh các trường hợp rò rỉ, chập cháy điện. Tuyệt đối không lắp đặt các thiết bị điện ở những nơi ẩm ướt, ngập nước.

Khi cần sửa chữa hoặc lắp đặt điện trong nhà phải ngắt thiết bị đóng cắt điện (cầu dao, cầu ch́, công tắc ) và treo tại thiết bị đóng cắt điện biển báo: “CẤM ĐÓNG ĐIỆN KHI CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC”

Sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài …): Phải mang găng tay cách điện để không bị điện giật.

3. Khi ngập nước, trời mưa to, có sấm sét
Trong những trường hợp này, cần phải nhanh chóng tách cáp an-ten ra khỏi tivi để tránh sét lan truyền, rút phích cắm các thiết bị như: tivi, máy tính,… ngắt điện. Nếu bị ngập nước, mưa bão làm tốc mái, đổ tường,… hãy cắt cầu dao điện để đảm bảo an toàn. 

Cần đi ủng cách điện khi tiến hành đóng mở cầu dao của bảng phân phối điện. Tay ướt hoặc nhiều mồ hôi thì không được phép đóng mở cầu dao.

4. Bảo hành thiết bị điện định kỳ
Nguyên lý hoạt động chung của những thiết bị đồ điện gia dụng đều sử dụng dây đốt để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu sản phẩm không đúng chất lượng hoặc lắp ráp sai quy cách thì sẽ rất nguy hiểm. Cần thường xuyên kiểm tra, sửa thay thế ngay nếu thiết bị hư hỏng, để không dẫn đến những nguy hiểm cháy nổ, hở điện gây điện giật chết người…

Nếu bảo trì, hay sửa chữa các thiết bị điện gia đình mà bạn không chắc chắn về độ an toàn hoặc không có đầy đủ dụng cụ bảo hộ thì không nên tự mình sửa chữa, hãy nhanh chóng liên hệ với dịch vụ sửa chữa điện nước tại nhà chuyên nghiệp đến để xử lý.

5. Trang bị bảo hộ đầy đủ 
Người lao động cần sử dụng các dụng cụ và phương tiện bảo vệ các nhân viên khi làm việc với các thiết bị điện. Người lao động khi tiếp xúc với hệ thống mạng dây điện, leo trèo cao hoặc trong phòng kín thì ít nhất cần phải có 2 người. Trong đó, 1 người làm việc còn 1 người theo dõi, kiểm tra, chỉ huy toàn bộ công việc.

6. Những điều KHÔNG: 
- Sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện trong nhà có chất lượng kém v́ dễ chạm chập, ṛ điện gây tai nạn hoặc cháy, nổ.. 

- Phơi quần áo; treo, móc vật dụng, hàng hoá ... vào dây dẫn điện.

- Cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện.

- Phích cắm, ổ cắm phải chắc chắn (phích cắm là phía thiết bị dụng cụ sử dụng điện, ổ cắm là phía nguồn điện).

- Khi rút phích cắm điện không nắm dây điện kéo ra, phải nắm vào phần nhựa của thân phích cắm.

- Để thiết bị điện có phát nhiệt (ti vi, bàn ủi, bếp điện...) ở gần vật dễ cháy. 

- Không dùng điện để: Chống trộm, bẫy chuột, rà (bắt) cá. 

Trên đây là những biện pháp sử dụng điện an toàn trong gia đình. Hãythực hiện những biện pháp trên và sử dụng điện một cách thông minh và đúng đắn để bảo vệ bản thân và gia đình của mình nhé!

Hotline: 096 735 1496

Email: phamhouses2019@gmail.com